Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng trẻ hóa về đối tượng mắc. Vậy bệnh biểu hiện như thế nào, có gây nguy hiểm không? Nếu mắc bệnh nên điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch chi dưới gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên và van tĩnh mạch có ở 3 loại tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới (chân), dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, làm biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra: chàm, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu. Điều này gây ra tình trạng máu bị ứng động lại đồng thời cản trở quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch.

Bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể cũng có nguy cơ xảy ra suy giãn tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, do cấu tạo phức tạp cũng như luôn chịu áp lực lớn, tĩnh mạch chân thường xuất hiện căn bệnh này. Nếu không kịp thời điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như vỡ tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch,…
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới khiến máu chảy theo những đường ngược nhau. Bệnh phát triển khi thành tĩnh mạch suy yếu, các van một chiều trong lòng tĩnh mạch tổn thương. Đa số người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới với bệnh lý về cơ xương khớp viêm khớp, đau khớp,…

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới phát triển qua những giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: Triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Thời điểm này, người bệnh bắt đầu đau chân, chuột rút vào ban đêm, đôi khi đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
- Giai đoạn thứ 2: Xuất hiện hiện tượng phù chân, chủ yếu ở mắt cá hoặc bàn chân. Đồng thời, vùng cẳng chân dần dần thay đổi màu sắc. Cảm giác nặng chân, đau nhức ngày càng rõ rệt.
- Giai đoạn biến chứng: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới kéo dài mà không được chữa trị gây ra viêm tĩnh mạch nông huyết khối, nhiễm khuẩn, vỡ tĩnh mạch,…
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể do một số nguyên nhân sau:

- Do di truyền
- Tư thế sinh hoạt: đứng hay ngồi quá lâu ở một vị trí, thường xuyên mang vác nặng… làm máu dồn xuống hai chân, tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân.
- Làm việc trong môi trường ẩm thấp.
Người mang thai nhiều lần. - Người bị béo phì, thừa cân, ít vận động.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tuổi tác cao.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới như thế nào?
Tây y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nhằm ngăn chặn sự trào ngược và giúp cho các lực tác động lên dòng chảy tĩnh mạch tốt hơn, bệnh nhân cần thay đổi lối sống và công việc phù hợp như sử dụng vớ y tế, tập thể dục, kiểm soát cân nặng,…
Ngoài ra, tùy trường hợp bác sĩ còn kê đơn thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đó có thể là thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông, thuốc làm bền thành mạch, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch…

Phương pháp ngoại khoa
Đối với trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng, có dấu hiệu biến chứng, bệnh nhân buộc phải tiến hành phẫu thuật. Một số phương pháp ngoại khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới:
- Chích xơ chữa bệnh
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser.
- Phẫu thuật chữa suy giãn tĩnh mạch.
Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Đông y
Thuốc Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Đông y quan niệm suy giãn tĩnh mạch chi dưới là chứng thanh xà độc. Bởi nhìn bên ngoài, khối tĩnh mạch ở bắp chân trông như rắn xanh. Nguyên nhân do huyết ứ, khí trệ.

Bài thuốc Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới gồm những nguyên liệu: đương quy, xích thược, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung, hoàng kỳ,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và sắc với nước.
- Dùng thuốc sau bữa ăn 30 phút và thuốc phải còn ấm.
- Sử dụng liên tục trong 20 – 30 ngày.
- Bên cạnh đó, không ăn thực phẩm cay nóng trong thời gian dùng thuốc.
Tác dụng:
- Hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự bốc thuốc và uống tại nhà. Thay vào đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liều lượng cũng như liệu trình phù hợp.
Phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nhằm phát huy hiệu quả của bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cũng được áp dụng:

- Bấm huyệt: Mỗi lần bấm huyệt kéo dài từ 20 – 30 phút. Một liệu trình điều trị diễn ra trong 15 – 20 ngày. Tùy vào mức độ bệnh cũng như thể trạng bệnh nhân mà thực hiện thêm 1 – 2 liệu trình sau đó. Những điểm huyệt gồm huyệt dũng tuyền, huyệt thừa sơn, huyệt phục lưu.
- Châm cứu: Thông qua kích thích vào các vị trí huyệt sẽ giúp bệnh nhân bổ khí huyết, nuôi dưỡng mạch, thanh nhiệt,… Chú ý không châm vào những vùng da đang viêm nhiễm hoặc lở loét.
Hy vọng những thông tin được nêu trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Thông qua đó, bệnh nhân có thể tham khảo những phương pháp phổ biến nhằm điều trị bệnh hiệu quả, ít gây tác dụng phụ.